Pages

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Không cấp đổi phù hiệu đối với xe không lắp thiết bị định vị

ANTĐ - Xăng bất ngờ giảm 500 đồng/lít, song giá cước vận tải lại đang rục rịch tăng trên hầu khắp các cung đường. Kỳ nghỉ 30-4 sắp đến, người dân vừa đối diện với nỗi lo đi lại khó khăn, nhồi nhét còn thêm gánh nặng tăng giá vé.


Mỗi kỳ nghỉ lễ, Tết người dân lại khốn đốn với tàu xe


Cước tăng đến 30%

Tối 28-3, xăng dầu xác lập giá kỷ lục khi tăng từ 362-1.430 đồng/lít, đã gây tác động lớn tới hoạt động vận tải. Cũng bởi vậy, ngay từ 1-4, nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải hành khách đã điều chỉnh tăng giá vé. Ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty quản lý bến xe Hà Nội cho biết, tính đến 10-4, đã có 5 DN vận tải gửi thông báo xin tăng giá cước xe khách. Mức giá tăng từ 7-27%, chủ yếu trên các tuyến đi Tây Bắc và một số tuyến ngắn như Ninh Bình, Nam Định.

Theo ghi nhận, giá cước một số tuyến đã tăng với mức đáng kể như Hà Nội- Sơn La tăng từ 180.000 - 220.000 đồng; Hà Nội - Lai Châu tăng từ 300.000-320.000 đồng; Hà Nội - Na Hang tăng từ 110.000-140.000 đồng… Cũng theo ông Trung, từ nay đến cuối tháng 4 sẽ còn nhiều DN đăng ký tăng giá vé,  tuy nhiên, tỷ lệ tăng bao nhiêu phụ thuộc vào cân đối của mỗi DN. “Các DN vận tải được quyền tự quyết định giá vé, chỉ gửi thông báo lên Sở Tài chính và Sở GTVT. Công ty quản lý bến xe chỉ nhận thông báo tăng cước và giám sát việc thực hiện”. Ông Trung khuyến cáo, tại mỗi bến xe đều có số điện thoại đường dây nóng, hành khách bị nhồi nhét, bắt chẹt giá vé dọc đường có thể gọi điện đến các số này. Khi nhận được phản hồi, Công ty sẽ xử lý vụ việc theo quy định.

Tính đến thời điểm này, các DN thông báo điều chỉnh giá cước đều  thuộc bến Mỹ Đình. Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc bến xe này cho hay, đến ngày 10-4, đơn vị đã nhận được thông báo tăng giá vé trên 50 tuyến đường, mức tăng khoảng 30%. “Áp lực tăng giá xăng dầu bắt buộc các DN vận tải phải tính toán tăng giá cước vận tải.  Tuy nhiên, các DN khi tăng giá vé cũng phải tính toán hợp lý, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính cạnh tranh”.

Hơn 500 xe điều chuyển khỏi bến Mỹ Đình

Để dẹp tình trạng “xe dù, bến cóc”, ùn tắc vào những dịp cao điểm tại khu vực bến xe Mỹ Đình, Sở GTVT đã trình UBND TP phương án điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh các bến khác trên địa bàn. Cụ thể, đối với tuyến đi các tỉnh phía Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu sẽ bố trí ở bến xe Yên Nghĩa. Các tuyến đi tỉnh Nam Định, Thái Bình được bố trí chia đều cho hai bến xe Yên Nghĩa và Gia Lâm. Tổng số 525 phương tiện sẽ được điều chuyển, số chuyến xe điều chuyển 433 chuyến/ngày thuộc 59 đơn vị vận tải. Sở GTVT Hà Nội nhận định, việc bố trí điều chỉnh các tuyến như trên vẫn đảm bảo hợp lý, có một số ưu điểm, sẽ giảm tải bến xe Mỹ Đình, đặc biệt vào giờ cao điểm.  Các tuyến chuyển sang bến xe  Yên Nghĩa cũng thuận tiện, không bị xáo trộn nhiều. Đặc biêt, sẽ hạn chế tình trạng bắt khách dọc đường gây mất trật tự ATGT trên đường vành đai 3, đường Lê Văn Lương kéo dài.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện Sở mới lên phương án chuẩn bị, có thể đến tháng 5 mới thực hiện. “Thời gian đầu để người dân quen với việc di chuyển mới, có thể sẽ phải bố trí xe buýt miễn phí chở người dân từ bến Mỹ Đình tới các bến được điều chuyển”, ông Linh cho ý  kiến.

Không đồng tình với cách lý giải của Sở GTVT, đại diện một số DN đang khai thác tại bến Mỹ Đình cho rằng, các xe tuyến Nam Định, Thái Bình vào bến xe Mỹ Đình đều đi đường vành đai, không ảnh hưởng tới giao thông nội đô. Hơn nữa, bến xe Mỹ Đình đóng tại địa điểm gần 40 trường ĐH, CĐ lượng hành khách là học sinh, sinh viên rất lớn, chưa kể dân cư ở khu vực phía Tây ngày càng đông. Nếu giảm tải về Yên Nghĩa và Gia Lâm, hành khách di chuyển đến 2 bến này phải đi bằng xe buýt, taxi hoặc xe máy, tốn thời gian và chi phí. Các phương tiện này đi vào nội đô còn gây bức xúc hơn.

Xử phạt 27 DN vận tải hành khách

Thanh tra Bộ GTVT cho biết, từ tháng 6-2012 đến tháng 11-2012, đã phối hợp với một số đơn vị thanh tra hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng và Nghệ An.

Kết quả, Thanh tra Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 27 đơn vị kinh doanh vận tải, 1 bến xe và 166 lái xe vi phạm, với tổng số tiền xử phạt hơn 250 triệu đồng. Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng đã yêu cầu các Sở GTVT thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải đối với 15 đơn vị kinh doanh vận tải khách tuyến cố định liên tỉnh. Trong đó, 1 đơn vị đang hoạt động kinh doanh vận tải, 14 đơn vị không duy trì hoạt động theo quy định sau khi được cấp phép. Thu hồi phù hiệu, sổ nhật trình chạy xe của 167 phương tiện. Không cấp mới, không cấp đổi khi phù hiệu hết hạn đối với các xe không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình(thiết bị định vị oto, thiết bị định vị xe máy), hoặc có lắp đặt nhưng thiết bị chưa hợp quy hoặc không theo dõi, trích xuất được đầy đủ các thông tin tối thiểu theo quy định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét