Pages

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Quy trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Quy trình chuẩn để lắp đặt thiết bị định vị bao gồm các bước chính sau:

1.1 Giai đoạn chuẩn bị
+   Gọi điện khách hàng.
Kỹ thuật viên lắp đặt phải goi điện tới khách hàng xác định lại chính xác thời gian lắp đặt, địa điểm lắp đặt, các thông tin cá nhân của khách hàng để cài đặt cho số sim của thiết bị.
+   Chuẩn bị thiết bị  và sim thẻ.
Kỹ thuật viên yêu cầu xuất kho nhận thiết bị giám sát hành trình + số sim thẻ. Sau đó tiến hành kích hoạt số sim của thiết bị dựa trên thông tin của khách hàng.
Ví dụ đối với nhà mạng viettel
Đăng ký: đăng ký thông tin cá nhân với các đại lý (  họ và tên ngày tháng năm sinh số CMTND + ngày cấp nơi cấp, ). Sau khi đăng ký trong vòng 24 h phải kích hoạt sim.
Sau khi sim đăng ký xong thông tin:
 Gọi 900 làm theo hướng dẫn ( kích hoạt )
Kích hoạt gói cưới tomato: cú pháp tomato gửi 195 xong chọn yes
Kích hoạt gói cước D10: cú pháp D10 gửi 191

1.2 Lắp và cài đặt thiết bị:

Kỹ thuật tháo lắp cài đặt sim vào thiết bị. Anten GPS và GSM cùng với cuộn dây đấu nối
( Lưu ý phải tắt nguồn khi lắp sim )
dùng USB kết nối thiết bị với máy PC tiến hành cài đặt
bật thiết bị ở chế độ on
( Xem kỹ hướng dẫn trong manual )
Lưu ý khi set up
+   Chọn đúng cổng
+   PW là mật khẩu thiết bị
+   TM thời gian nhả tín hiệu về server
+   ID số điện thoại của sim trong thiết bị
+   IP là địa chỉ IP của server của công ty
+   Port cổng 8300
+   Low bat cảnh báo nguồn điện thấp dưới 3.5V
+   Time Zone múi giờ theo GMT việt nam + 07h = 420 m
Sau khi các thông số được thiết lập đúng ta bấm nút SOS của thiết bị và bấm nút write all sau khi trên màn hình thông báo complete nghĩa là đã hoàn thành việc cài đặt các thông số cho thiết bị.
so do lap dinh vi oto
1.3 Tạo tài khoản trên wedsite cho thiết bị
Xem đọc kỹ hướng dẫn chi tiết trong
 “ Sổ tay hướng dẫn quản trị hệ thống GPS “
Sau khi cài đặt xong tất cả các bước tiến hành chạy thử thiết bị “ Kiểm tra trên wedsite và gọi điện thoại đến số sim trong thiết bị “. Nếu tin hiệu trả về chính xác tín hiệu khỏe tiến hành bước tiếp theo.

  1. Lắp đặt thiết bị
Xem các mô tả thao thác chi tiết bằng hình ảnh
  1. Dò nguồn điện chính
+   Nguyên lý:
Là nguồn điện chính dẫn từ ác quy của xe lên khi xe ở chế độ tắt máy ta vẫn đo được nguồn.
( Đây là nguồn điện ổn định thông thường lấy nguồn điện từ ổ khóa xuống tránh lấy nguồn của đèn Ngoài ra có thể lấy nguồn phía sau hệ thống đài của xe hoặc một vài địa điểm khác).
+   Đấu nối:
Sau khi xác định được dây điện nguồn của xe ta tiến hành đâu nối nó với chân power ( + ) của thiết bị.
  1. Dò nguồn cho các chân trạng thái:
+   Nguyên lý chung:
Tất cả các trạng thái của xe đều có thể biết được và điều khiển được thông qua việc điểu khiển hoặc đếm số lần có tín hiệu và mất tín hiệu ở đây cụ thể là có điện hay không có điện.
+   Cách lắp và đấu nối
Trạng thái xác định số lần tắt mở khóa “ và điều khiển từ xa tắt mở máy”
Được lấy ở phía sau ổ khóa khi khóa ở vị trí on có điện và khi ở chế độ off mất điện. Ở chế độ xác định số lần tắt mở máy dùng dây input 4 màu trắng. Khi lắp chế độ điều khiển tắt mở máy từ xa cần có thêm rơle đi kèm lắp với cổng ra output dây màu vàng.
+   Trạng thái đóng mở cửa
Lấy nguồn ở dây nối với vị trí cánh cửa của xe nối với  nối với cổng input “ Chi tiết xem trong manual
+   Trạng thái tắt mở điều hòa, số lần đổ ben, đo nhiệt độ trong container và các trạng thái khác

  1. Kiểm tra lần cuối
Kiểm tra lại tất cả các đầu đấu nối, gọi điện thoại đến số sim trong thiết bị, kiểm tra trên wedsite của công ty. Xem tất cả các thông số báo cáo về vị trí, vận tốc thời gian, các chân trạng thái tín hiệu.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Xe chở khách lao xuống sông chỉ còn nổi một phần trên mặt nước

Ngày 2.8, Đoàn kiểm tra số 3 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xung quanh kết quả kiểm tra thực hiện quyết định của Bộ trưởng GTVT về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT vận tải đường bộ và điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô tuyến cố định. Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, từ ngày 15.7 - 18.7, đoàn đã tiến hành kiểm tra tại Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên-Huế và 5 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa trên tuyến cố định, cùng 1 đơn vị vận tải hàng hóa bằng container. 

Tại Công ty CP xe khách Thừa Thiên-Huế, HTX vận tải ô tô Thành Công và Công ty TNHH Phương Ty, tuy đáp ứng điều kiện để hoạt động kinh doanh nhưng kết quả kiểm tra cho thấy có đến 21/63 phương tiện được khoán trắng cho chủ xe quản lý, điều hành, sửa chữa. Ngoài ra, trong 84 người lái xe, nhân viên phục vụ của 3 đơn vị này thì có đến 8 người không có tên trong hồ sơ quản lý, 15 nhân viên chưa ký kết hợp đồng lao động. 

Đáng chú ý, qua kiểm tra thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) có 7/80 thiết bị không trích xuất được dữ liệu. Đặc biệt, qua kiểm tra trích xuất dữ liệu đoàn kiểm tra đã phát hiện 62/80 phương tiện vi phạm tốc độ, với tổng số lần vi phạm tương đương 7.593 lần. Trong số đó có phương tiện tốc độ chạy cao nhất đến 123 km/giờ. Điển hình, xe 75B-001.82 của Công ty CP xe khách Thừa Thiên-Huế, vi phạm 928 lần, tốc độ vi phạm cao nhất là 117 km/giờ; xe 75K-5197 của Công ty CP vận tải ô tô và dịch vụ tổng hợp Thừa Thiên-Huế vi phạm 711 lần, tốc độ vi phạm cao nhất là 116 km/giờ; xe 75B-000.89 của HTX vận tải ô tô TP.Huế vi phạm 282 lần, tốc độ vi phạm cao nhất 123 km/giờ...

Kết thúc đợt kiểm tra đã phát hiện 6 đơn vị ở Thừa Thiên-Huế vi phạm Nghị định 34/2010/NĐ-CP. Đoàn kiểm tra đã ra văn bản và giao Thanh tra Sở GTVT tỉnh xử phạt hành chính; tước giấy phép kinh doanh đến khi khắc phục xong hậu quả đối với 3 đơn vị là Công ty CP xe khách Thừa Thiên-Huế, Công ty CP vận tải ô tô và dịch vụ tổng hợp Thừa Thiên-Huế và HTX vận tải ô tô TP.Huế. 


  thanhnien.com.vn

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Nhiễu loạn thị trường TBGSHT

Được kỳ vọng tạo nên bước đột phá về quản lý, giám sát phương tiện bằng thiết bị số, nhưng thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) lại đang chưa thể làm tròn vai trò. Đáng nói hơn, lỗi không chỉ do giới lái xe, chủ xe lách luật, cắt xén linh phụ kiện, lắp chỉ để cho có, mà còn từ khâu cung ứng hộp đen của nhiều nhà sản xuất đã không được cơ quan quản lý kiểm soát chặt, khiến hộp đen trở nên vô tác dụng. 

Trước đây, từ tháng 7.2011 khi Bộ GTVT yêu cầu bắt buộc lắp hộp đen với xe khách, xe tải, xe container, đã có nhiều cảnh báo từ phía chuyên gia và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vận tải về việc Bộ này công bố quá nhiều DN sản xuất hộp đen đạt chuẩn, nhưng năng lực thật sự về tài chính, kỹ thuật tới đâu lại chưa kiểm soát được hết. Trong danh sách không ít các DN làm ăn theo kiểu chụp giật, nhập hộp đen không rõ nguồn gốc, hoặc móc nối, thỏa hiệp với chính chủ xe để lược bỏ nhiều chi tiết, lắp đối phó với cơ quan quản lý.
Sau gần 2 năm thị trường hộp đen rơi vào nhiễu loạn, tới tháng 4.2013, Bộ GTVT mới quyết định kiểm tra các DN sản xuất, cung ứng hộp đen để “thanh lọc” các DN nhập nhèm, không đạt chuẩn. Kiểm tra 30 DN sản xuất, cung ứng thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), đã có tới 9 DN bị “khai tử”, thu hồi giấy chứng nhận hợp quy vì đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về sản xuất, lắp đặt hộp đen. Con số các DN bị thu hồi giấy phép có thể sẽ tăng lên nhiều hơn nữa, bởi vẫn còn tới 22 DN sản xuất hộp đen khác chưa bị sờ gáy.

Hệ quả cũng đã rõ khi rất nhiều DN vận tải, nhiều nhà xe khóc mếu khi kiểm tra lộ ra hộp đen đã mua bị “câm, điếc”, không trích xuất được dữ liệu như quy định. Kết quả kiểm tra tại hàng loạt tỉnh thành trên cả nước đã cho thấy hầu hết các hộp đen không đạt chuẩn, như tại TP.HCM tới 2/3 số hộp đen đã lắp không hoạt động được. Chưa nói tới số tiền chủ phương tiện bỏ ra bị lãng phí, mục tiêu đặt ra từ đầu về việc giám sát, quản lý phương tiện của Bộ GTVT cũng không hề đạt được. Việc Bộ GTVT đưa ra yêu cầu bắt buộc lắp đặt thiết bị, nhưng thiếu quản lý chặt với đơn vị cung ứng đạt chuẩn, thiếu quy định bắt buộc đối với việc trích xuất dữ liệu, khiến mục tiêu quản lý, giám sát phương tiện mới chỉ đạt nửa vời.

Theo thông tư mới nhất của Bộ GTVT, tới 15.10.2013, các đơn vị kinh doanh vận tải, nhà sản xuất, nhập khẩu hộp đen mới phải thực hiện cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ hộp đen đến Bộ và các sở GTVT. Bộ GTVT cũng mới có quyết định “sửa sai”, lành mạnh hóa thị trường bằng cách không cấp phép cho DN hộp đen mới, chỉ khi thị trường có nhu cầu mới mở rộng thêm số lượng DN. Hộp đen có thực sự trở thành bước đột phá quan trọng trong quản lý hoạt động vận tải hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc Bộ GTVT và các cơ quan liên quan hiện thực hóa các quyết định, kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ khâu đầu vào hộp đen đến khâu đầu ra thông tin, không làm theo kiểu “bắt cóc bỏ đĩa” như trước đây.

Xe khách lắp TBGSHT chưa đúng quy định

Nhằm siết chặt việc thực hiện quy định lắp thiết bị giám sát hành trình, trong hai ngày 14 - 15.9, thanh tra Bộ GTVT đã tiến hành kiểm tra xe khách hoạt động tại hai bến Giáp Bát và Mỹ Đình. Qua đó, có không ít xe, khi kiểm tra trích xuất dữ liệu, thiết bị rơi vào tình trạng lắp cho có, hoặc nếu hoạt động thì không in hết được nội dung thông tin về giờ xe chạy, tốc độ xe chạy... Phát hiện có một số doanh nghiệp cung cấp thiết bị “hộp đen” kém chất lượng.

Qua kiểm tra của đoàn thanh tra Bộ GTVT cho thấy, chỉ trong thời gian 1 tiếng đồng hồ tại bến xe Giáp Bát, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị hộp đen của Cty CP phát triển công nghệ điện tử MID Việt Nam gắn trên xe khách BKS 18N-1266 của Cty cổ phần vận tải Đức Lượng, không trích xuất được đầy đủ thông tin dữ liệu theo quy định, không niêm yết hướng dẫn sử dụng trên xe.

Khi đoàn kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy tờ, lái xe cho hay chủ xe lắp dinh vi oto này từ lâu, song chỉ biết đưa ra một mẩu giấy, nói đó là mã pin để mở thiết bị GSHT. Tuy nhiên, sau vài lần nhập mã, đồng thời cho cắm thẳng thiết bị vào máy tính thì vẫn không thấy “hộp đen” hoạt động. Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT - khẳng định, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra thêm 2 xe lắp thiết bị này nữa, nếu phát hiện thêm vi phạm thì sẽ thu hồi giấy phép hoạt động của MID. Quay trở lại lỗi vi phạm của xe 18N-1266, ông Hoàng Xuân Dư, Đội phó Đội Vận tải, thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, qua kiểm tra phát hiện, xe khách trên có lắp thiết bị hộp đen nhưng không trích xuất được dữ liệu. Lực lượng Thanh tra đã tiến hành xử phạt với lỗi vi phạm này 2,5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày theo Nghị định 71.

Còn trường hợp với xe BKS 35N-8177, 35N-8671 của Cty cổ phần vận tải ôtô Ninh Bình có lắp thiết bị hộp đen của đơn vị sản xuất là Cty cổ phần HC-phát triển công nghệ Smart Parking, đoàn kiểm tra đã phát hiện thiết bị giám sát hành trình lắp trên 2 phương tiện này dù trích xuất được các thông tin nhưng lại không có dữ liệu trong 30 ngày.

Trao đổi với chúng tôi, ông Thạch Như Sỹ - cho biết, chỉ trong ngày thứ 7 và chủ nhật (14 - 15.9) kiểm tra tại các bến xe, hơn chục trường hợp đã bị lập biên bản xử phạt. Trong đó, có nhiều lỗi do ý thức người lái xe. Riêng các đơn vị cung cấp, lắp đặt hộp đen cũng có vi phạm. Đó là cố tình dán tem chứng nhận hợp quy nhưng thực chất thiết bị GSHT không hoạt động.

Đó là khẳng định của ông Thạch Như Sỹ - theo ông Sỹ, thanh tra Bộ GTVT vừa có kiểm tra đợt 4 các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, thanh tra Bộ GTVT đã rút giấy phép hoạt động của 9 DN sản xuất và cung ứng thiết bị hộp đen ra thị trường.

Cùng đó, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã ký quyết định không cấp phép thêm bất cứ DN sản xuất thiết bị hộp đen để quản lý, theo dõi; nếu trên thị trường thiếu sản phẩm thì mới cho mở rộng thêm các đơn vị này.

“Trong tổng số 52 đơn vị đăng ký sản xuất thiết bị giám sát hành trình với Bộ GTVT thì đoàn kiểm tra đã thu hồi giấy phép hoạt động của 9 DN sản xuất do vi phạm các quy định. Đối với các đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen còn vướng các lỗi nhỏ, Bộ GTVT cho thời hạn 3 tháng để khắc phục, nếu không hoàn thành, bộ sẽ thu hồi giấy phép” – ông Sỹ cho hay.

 Liên quan đến việc hậu kiểm, theo dõi các nhà sản xuất thiết bị giám sát hành trình sau khi lắp đặt cho đơn vị vận tải, ông Sỹ cho biết, đến ngày 15.10 tới đây, các nhà xe lắp đặt hộp đen phải có trách nhiệm gửi thông tin dữ liệu báo về trung tâm dữ liệu của Tổng cục Đường bộ với tần suất 1 phút/lần.

Hiện tại, thanh tra Bộ GTVT đã yêu cầu tất cả các sở GTVT địa phương phải báo cáo, có bao nhiêu nhà cung cấp thiết bị hộp đen. Và Bộ GTVT giao cho sở theo dõi chính những nhà sản xuất này nhằm phân cấp quản lý, theo dõi.